Bí quyết trang điểm để da mặt không bị “mốc”

0

Lớp trang điểm bị mốc luôn là nỗi ám ảnh của chị em phái đẹp sau mỗi lần trang điểm. Đặc biệt là vào mùa hanh khô, da chị em khô sần khiến lớp trang điểm dễ bị loang lổ và xuất hiện từng mảng phấn bong lên. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với bạn một số bí quyết trang điểm để da mặt không bị “mốc” nhé.

Nguyên nhân khiến lớp trang điểm bị mốc

Quá trình bong tróc các tế bào chết trên da mặt của chúng ta diễn ra liên tục mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được. Đến khi makeup, kem nền phủ lên khiến lớp da chết này lộ rõ, dẫn tới tình trạng mặt bị loang, không ăn phấn và bị mốc da sau khi trang điểm. Bên cạnh nguyên nhân tự nhiên do tế bào chết thì hiện tượng mốc da còn đến từ một số tác động khác như:

Do trang điểm quá nhiều lớp từ base, foundation, kem che khuyết điểm đến phấn phủ

Tán phấn không đều khiến lớp trang điểm bị bết lại và trở nên dày cộm

Với da dầu, khi mồ hôi xuất hiện kèm dầu, lớp trang điểm đóng bánh lại tạo thành các
mảng mốc.

Với da khô thì nguyên nhân là do da thiếu ẩm khiến lớp phấn trở nên khô cứng và tróc
ra từng mảng nhỏ.

Các bước trang điểm nền để da không bị mốc

Làm sạch da mặt

Làm sạch da mặt là bước quan trọng đầu tiên trước khi trang điểm. Công đoạn này sẽ giúp cho da bạn sáng và sạch hơn, nhờ đó lỗ chân lông se khít cũng như hạn chế được sự xâm hại không đáng có của mỹ phẩm. Với bước này, bạn cần lưu ý chọn loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da và rửa bằng nước lạnh.

Thoa nước hoa hồng

Việc sử dụng nước hoa hồng thoa khắp bề mặt da sẽ giúp da giữ được độ ẩm và lấy đi các vết bẩn còn lại trên da. Đồng thời, việc này giúp cho kem dưỡng da (ở bước sau) sẽ thẩm thấu tốt hơn.

Sử dụng Kem dưỡng ẩm/dưỡng da

Bước chuẩn bị cuối cùng trước khi chính thức bước vào công việc trang điểm đó là thoa kem dưỡng da (hoặc kem dưỡng ẩm). Với công đoạn này, bạn cần chú ý thoa, tán và vỗ đều để kem thấm vào da, sau đó đợi khoảng 1 – 2 phút cho kem khô rồi mới bắt đầu trang điểm.

Sử dụng Kem nền

Việc sử dụng kem nền sẽ giúp bạn che khuyết điểm, tạo được độ mịn màng cho da và giữ được lớp makeup lâu hơn.

Sử dụng Phấn nền

Quan trọng nhất là chọn được phấn nền phù hợp với màu da của bạn. Việc sử dụng phấn nền giúp cho toàn bộ da trên khuôn mặt bạn đồng đều về màu sắc.

Che khuyết điểm

Việc che khuyết điểm được làm sau công đoạn sử dụng phấn nền. Và phương pháp phổ biến nhất chính là dùng thanh chì che khuyết điểm chấm lên các vết thâm trên mặt.

Sử dụng Phấn phủ

Phủ một lượt phấn dạng bột lên toàn bộ khuôn mặt sẽ giúp da sáng, khỏe hơn và hỗ trợ cho việc định hình tạo khối, tạo màu.

Tạo khối

Công đoạn cuối cùng chính là tạo thêm khối sáng và tối cho khuôn mặt. Bạn hãy dùng màu nâu sáng phủ những phần muốn thu nhỏ như cánh mũi, quai hàm, đồng thời dùng màu sáng cho vùng chữ T (trán và sống mũi, một chút ở cằm) và vùng dưới mắt.

Một số bí quyết trang điểm cho da không bị mốc

Không sử dụng cọ trang điểm khi tán đều kem nền

Sử dụng cọ khi tán kem nền làm lãng phí kem, lượng kem tán không đều và khiến mặt bạn trông bị dày phấn. Và đặc biệt, kem không được tán đều thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng mốc da. Do vậy, với bước thoa kem nền, bạn không nên sử dụng cọ trang điểm, và loại cọ này cần được vệ sinh ít nhất 1 lần/tháng khi được “trưng dụng”.

Để phủ kem nền đều, đẹp, an toàn, bạn hãy chia đều kem lên mặt và dùng mút chấm cho kem thấm đều vào da. Với thao tác này, bạn cần tuyệt đối không miết đi miết lại, bởi điều này sẽ làm da bị loang lổ và gây mốc, nẻ. Sau khi tán kem, bạn phủ phấn bình thường, và lưu ý không dùng bông phấn miết trên da mặt.

Nên sử dụng kem dưỡng ẩm trước khi đánh nền

Một lớp nền đẹp bắt nguồn từ làn da đẹp, và một làn da khỏe khoắn, căng mịn từ bên trong mới thực sự là bước đệm quan trọng cho lớp nền trang điểm hoàn hảo.

Có một điều mà đa số phái đẹp thường mắc phải, đó là rất “lười” chăm sóc da mặt. Đến khi da bạn bị khô, não bộ sẽ tự động “gửi thông báo” để làn da tiết dầu. Chính sự điều tiết này khiến cho lỗ chân lông to ra, từ đó vi khuẩn, bụi bẩn lưu lại sẽ gây bít tắc và sinh mụn. Do vậy, bạn hãy chú ý hơn tới việc duy trì đủ độ ẩm cho da với những sản phẩm chuyên
dụng như toner, lotion hay serum.

Dùng phấn má dạng kem cho da mặt mịn màng

Khi trang điểm, bạn nên sử dụng phấn má dạng kem thay vì dạng phấn nén hay bột. Phấn má dạng kem mặc dù chưa được phổ biến vì khó tán kem chuẩn như các dạng phấn thông thường. Tuy nhiên, nếu muốn trang điểm không bị mốc mặt thì bạn nên lựa chọn sử dụng loại mỹ phẩm này.

Xịt khoáng sau khi hoàn thành trang điểm

Xịt khoáng không những có lợi cho quá trình dưỡng da mà còn là cánh tay phải đắc lực đối với những bạn thường xuyên makeup bởi các vai trò hữu hiệu:

Xịt khoáng giúp hạn chế lượng dầu tiết ra làm nhòe các lớp phấn, từ đó duy trì lớp trang điểm được lâu hơn bình thường.

Giúp định hình lại làn da sau khi makeup, tạo cho khuôn mặt tự nhiên căng bóng hơn.

Lớp xịt khoáng giúp se khít lỗ chân lông và giữ ẩm cho da mặt, đồng thời giảm thiểu được tình trạng khô da khi trang điểm.

Chăm sóc da mặt thường xuyên, tẩy da chết, dưỡng ẩm giúp trang điểm dễ dàng

Nhiều người coi các công đoạn này là chuyện không cần thiết vì nghĩ rằng việc rửa mặt hàng ngày cùng sữa rửa mặt đã đảm nhận nhiệm vụ này. Nhưng thực chất, những lớp da bong vẩy chính là lớp sừng bị chết chưa được “tống khứ” trên làn da của bạn.

Do vậy, hãy sử dụng kem tẩy da chết chuyên dụng và thực hiện đều đặn 7 – 10 ngày/lần. Và đừng nghĩ rằng việc “tẩy” sẽ làm da mỏng đi, bởi với tần suất trên đã được khoa học chứng minh đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bên cạnh việc tẩy da chết và dưỡng ẩm, nếu trang điểm thường xuyên, bạn cần lên một kế hoạch chăm sóc da mặt thật bài bản. Hãy rửa mặt cùng một chút muối, đắp mặt nạ dưỡng ẩm, bôi kem dưỡng trước khi makeup và mát xa cho chúng thật ngấm. Làn da mềm mại được “ngậm” đủ nước sẽ trả ơn bạn bằng cách giúp các lớp kem, phấn bám thật chắc và mịn.

Những bí quyết trang điểm để không bị mốc da mặt trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có một làn da khỏe đẹp và những lớp trang điểm mịn màng. Các bạn đừng quên theo dõi website và chia sẻ những kinh nghiệm trong làm đẹp của bản thân tại phần bình luận nhé!

Bài trướcCách xử lý mụn đầu đen trên trán
Bài sauThải độc da là gì? Có nên thải độc cho da?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here