Móng tay yếu nhanh gãy là bệnh gì? Cần khắc phục như thế nào?

0

Cũng giống như sức khỏe làn da, móng tay yếu – nhanh gãy là dấu hiệu về bệnh lý trên cơ thể với những sự thiếu hụt nhất định. Vậy, vấn đề này có nghiêm trọng không, nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của Khoa chăm sóc sắc đẹp trường Cao đẳng Y Hà Nội nhé!

Móng tay yếu nhanh gãy là bệnh gì
Vấn đề này có nghiêm trọng không, nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục?

Dấu hiệu nhận biết móng tay yếu, nhanh gãy

Móng tay yếu hay khỏe chỉ cần quan sát bằng mắt thường cũng đã có thể nhận biết rõ ràng với những biểu hiện về màu sắc và hình dạng bề mặt. Móng tay yếu – nhanh gãy được nhận biết thông qua các dấu hiệu cụ thể dưới đây:

Dấu hiệu nhận biết móng tay yếu, nhanh gãy
Nhận biết móng tay yêu như thế nào?

Phần đầu móng có hiện tượng bị tách ra và bong tróc nhiều

Bề mặt móng có sọc dọc thay vì nhẵn bóng và trơn tru

Thời gian mọc của móng chậm, hay bị nứt, chẻ nhiều.

Màu sắc: Không giữ được độ sáng bóng, thường bị đốm và hay đổi màu

Nguyên nhân móng tay yếu và nhanh gãy

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hằng ngày không cân đối và khoa học dẫn đến tình trạng thiếu hụt một số chất quan trọng cho cơ thể như protein, sắt, kẽm, vitamin C,… gây thiếu máu, khiến móng tay yếu và nhanh gãy.

Nguyên nhân móng tay yếu và nhanh gãy
Thiếu chất khiến móng tay yếu hơn và dễ gãy

Một số bệnh lý như: vảy nến, suy gan, bệnh tuyến Giáp do thiếu hụt dinh dưỡng, hệ miễn dịch yếu,… cũng gây nên tình trạng này.

Chế độ sinh hoạt

Công việc căng thẳng làm cho cơ thể mệt mỏi, mất cân bằng hormone cũng là nguyên nhân làm giảm sự phát triển chắc khỏe của móng.

Sinh hoạt, nội trợ hay công việc gia đình thường xuyên tiếp xúc với nước nhiều khiến móng tay mềm và yếu đi.

Do tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao quá hay quá thấp ảnh hưởng hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi của móng, khiến móng trở nên yếu ớt.

Đặc thù công việc tiếp xúc nhiều với hóa chất có tính tẩy rửa mạnh: xà phòng, nước rửa vệ sinh… trong thời gian dài làm ăn mòn và ảnh hưởng đến lớp sừng của móng, khiến móng nhanh bị gãy.

Cách khắc phục tình trạng móng tay yếu và nhanh gãy

Cần có một chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường protein, kẽm và uống nhiều nước để cung cấp ẩm giúp móng chắc khỏe mỗi ngày.

Cách khắc phục tình trạng
Cần có một chế độ thể thao và ăn uống lành mạnh để cung cấp đủ dinh dưỡng

Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm vaseline, vitamin E, bởi những chất này có tác dụng nuôi dưỡng, giữ độ ẩm, giúp móng tay bóng sáng và khỏe mạnh.

Cần chú ý sử dụng gang tay khi tiếp xúc với các hóa chất có trong các sản phẩm tẩy rửa, vệ sinh.

Không nên để móng tay quá dài và cần chăm sóc móng thường xuyên với tần suất cắt tỉa ít nhất 1 lần / tháng.

Cần hạn chế sử dụng chất tẩy rửa chứa acetone khi đi làm móng vì dùng nhiều sẽ khiến bộ móng của bạn yếu và dễ gãy hơn.

Cách khắc phục tình trạng móng tay yếu
Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm, hạn chế sử dụng chất tẩy rửa

Những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn đánh bay mọi buồn phiền với tình trạng móng tay yếu – nhanh gãy của mình. Chúc các bạn luôn có bộ móng mềm mượt, chắc khỏe mỗi ngày và tự tin thể hiện cá tính ngay cả với bộ “móng tay trơn” nhé!

Bài trướcNhững form móng tay cơ bản
Bài sau7 dáng móng tay cơ bản dành cho phái đẹp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here