Các ngành nghề về Làm đẹp đang phát triển thịnh hành nhất hiện nay

0

Nghề Thẩm mỹ hay Làm đẹp những năm gần đây ngày càng trở thành cái tên “hot” bởi nhu cầu xã hội tăng cao, và đi cùng là sự phát triển của hàng loạt cơ sở dịch vụ từ thành phố tới địa phương. Vậy cụ thể, các ngành nghề về Làm đẹp phục vụ khách hàng bao gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ngành làm đẹp bao gồm những ngành nghề gì?

Làm đẹp là một ngành khá rộng, bao gồm cả những loại hình tác động có xâm lấn và không xâm lấn. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin phép điểm tên các ngành nghề ở mức độ tầm trung, được thực hiện bởi kỹ thuật viên, chưa bao gồm phẫu thuật.

Chăm sóc da – Spa

Chăm sóc da là bộ môn phổ biến nhất khi nhắc đến nghề làm đẹp, và chắc chắn không thể thiếu trong chương trình đào tạo ngành nghề này.

Chăm sóc Da có thể chia thành hai cấp độ: Chăm sóc da xâm lấn và không xâm lấn.

Chăm sóc da không xâm lấn
Chăm sóc da có hai cấp độ: Xâm lấn và không xâm lấn, là một trong những ngành nghề chủ đạo của ngành Làm đẹp

Với chăm sóc da không xâm lấn, các bạn có thể tự học tại các cơ sở dịch vụ với một số thao tác như: Massage, gội đầu dưỡng sinh, hút mụn, đắp mặt nạ.

Còn với chăm sóc da xâm lấn, đây là các dịch vụ có tác động của máy móc như: Lăn kim, phi kim, vi kim, tắm trắng công nghệ cao,… Để mở cơ sở làm đẹp hay trực tiếp thực hiện các dịch vụ này, bạn cần có bằng cấp, chứng chỉ hợp lệ cũng như đủ năng lực về tay nghề.

Phun thêu thẩm mỹ

Bản thân tên dịch vụ đã nói lên tính chất ngành nghề có sự tác động xâm lấn. Phun thêu gồm hai mảng dịch vụ thường đi kèm với nhau, đó là điêu khắc và phun xăm. Điêu khắc được thực hiện với lông mày, còn phun xăm có ứng dụng rộng hơn với môi, mí, lông mày, hay xăm tại nhiều vị trí da trên cơ thể.

nghề Phun xăm thẩm mỹ
Phun xăm thẩm mỹ là ngành nghề kỹ thuật cao, yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ để được hành nghề

Vẽ móng, nối mi, trang điểm nghệ thuật

Đây là những ngành nghề có mức độ tác động lên cơ thể khá “nông”, chỉ với keo, mực, phấn, sáp hay sự hỗ trợ của dao, nhíp một cách rất nhẹ nhàng. Ba ngành nghề được đánh giá có những nét tương đồng nhất định, người làm được một nghề thường dễ dàng “lấn sân” sang các nghề còn lại.

Với vẽ móng và trang điểm, công cụ chủ yếu là bút/cọ và bảng màu. Việc làm đẹp dựa trên đường nét, hình khối thông qua sự tư duy sắc sảo của người thợ. Trong đó, vẽ móng cần đến một chút “tác động dao kéo” trong thao tác nhặt da khi chăm sóc hoặc chỉnh sửa trước khi vẽ móng.

Còn với Nối mi, đây là ngành nghề có đặc thù riêng bởi công cụ thực hiện chính bao gồm: Mi giả, nhíp và keo. Tùy theo đặc điểm khuôn mặt và mong muốn về phong cách của khách hàng, người thợ sẽ lựa chọn loại mi và kiểu nối mi sao cho phù hợp nhất.

Tạo mẫu và chăm sóc tóc

Thẩm mỹ tóc là một ngành học đặc trưng, mới được triển khai đào tạo trong khối ngành về Làm đẹp hệ chính quy. Bên cạnh Spa, Salon tóc là loại hình dịch vụ được triển khai khá rộng rãi với hệ thống cửa hiệu ở hầu hết các địa phương.

Nghề tạo mẫu và chăm sóc tóc
Nghề Tạo mẫu và Chăm sóc Tóc giúp người làm nghề được thỏa mãn đam mê, cũng như phát huy tài năng của bản thân

Làm thợ tóc không yêu cầu bằng cấp. Tuy nhiên, để đảm bảo có đủ tư duy thẩm mỹ và được học tập bài bản nhất, các bạn nên lựa chọn học tại các cơ sở giáo dục hay trung tâm dạy nghề uy tín. Và đặc biệt, có bằng cấp từ trung cấp trở lên, các bạn được đăng ký tên thương hiệu độc quyền và thuận lợi hơn trong việc khởi nghiệp tại các khu đô thị.

Những nội dung được đào tạo với Chăm sóc sắc đẹp – ngành học về Thẩm mỹ

Chăm sóc sắc đẹp là tên ngành đào tạo chính quy, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho ngành làm đẹp. Đây là ngành học đào tạo kiến thức từ tổng quát đến chuyên sâu các bộ môn làm đẹp cho da, tóc, mi, móng, môi, mí, lông mày,…

Hiện tại, ngành Chăm sóc sắc đẹp được đào tạo với 02 hệ: Cao đẳng và trung cấp. Ngoài ra, nếu muốn nhanh ra nghề, bạn cũng có thể chọn học các khóa ngắn hạn dưới 1 năm. Tuy nhiên, các bạn nên lựa chọn học tại những trường chính quy, bởi cơ sở vật chất hiện đại, được tiếp nhận những công nghệ thức thời nhất, đồng thời có được bằng cấp hợp lệ để làm nghề và tự chủ kinh doanh.

Hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo ngành Chăm sóc sắc đẹp
Ngành Chăm sóc sắc đẹp hiện được đào tạo chính quy với 02 bậc học: Cao đẳng và Trung cấp

Với hệ cao đẳng, các bạn sinh viên được học, thực hành và thực tập với một số bộ môn chuyên ngành sau:

  • Giải phẫu người và sinh lý học
  • Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản
  • Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm
  • Sức khỏe, môi trường và vệ sinh
  • Dược lý
  • Chăm sóc da, Chăm sóc da nâng cao
  • Massage dưỡng sinh
  • Nối mi nghệ thuật
  • Phun thêu thẩm mỹ cơ bản, Phun thêu thẩm mỹ nâng cao
  • Tạo mẫu và chăm sóc tóc
  • Chăm sóc và vẽ móng nghệ thuật
  • Trang điểm nghệ thuật
  • Ứng dụng công nghệ laser trong thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp
  • Thực hành phun thêu thẩm mỹ
  • Thực hành vẽ móng nghệ thuật
  • Thực hành chăm sóc da, nối mi nghệ thuật, trang điểm nghệ thuật tại cơ sở thẩm mỹ
  • Thực hành tạo mẫu và chăm sóc tóc tại salon

Bài viết trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp bạn có được hình dung cơ bản về các ngành nghề Làm đẹp cũng như việc triển khai đào tạo nhóm nghề này hiện nay. Các bạn có niềm đam mê với ngành nghề Làm đẹp hãy tìm hiểu, lựa chọn loại hình, cũng như đơn vị đào tạo phù hợp để có được nền tảng vững chắc nhất nhé. Chúc các bạn thành công!

 

 

Bài trướcTop 8 màu nail đẹp cho mùa hè 2022
Bài sauSự sôi sục của thị trường chăm sóc sắc đẹp hiện nay

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here